Bài đăng nổi bật

Sửa chữa điện nước tại đà nẵng

Hình ảnh
Dịch vụ sửa chữa điện nước tại Đà Nẵng. Hiện nay trong khu vực thành phố Đà Nẵng có rất nhiều chung cư, khách sạn, nhà ở…hay gặp các vấn đề về điện và nước. Bạn biết đó khi gặp các vấn đề này rất là bất tiện cho việc sinh hoạt. Vì vậy mà cần phải tìm ngay cách giải quyết để cho việc sinh hoạt, hay là kinh doanh hoạt động bình thường. Để giải quyết vấn đề này thì dịch vụ sửa chữa điện nước tại Đà Nẵng đã ra đời. Hiện nay có rất nhiều đơn vị sửa chữa điện nước tại Đà Nẵng. Tuy nhiên thì không phải đơn vị nào cũng uy tín. Nếu không may bạn chọn đúng đơn vị không uy tín thì rất nguy hiểm. Hư đường ống nước nếu sửa không chất lượng thì bạn hơi khó chịu trong sinh hoạt thôi. Nhưng hư về điện nếu sửa không chất lượng có thể gây ra chập điện, cháy nổ rất nguy hiểm. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về điện nước. Thì hãy liên hệ chúng tôi, Điện nước Đà Nẵng chuyên sửa chữa điện nước tại Đà Nẵng. Chúng tôi đã từng sửa chữa rất nhiều công trình, nên bạn có thể yên tâm về chất lượng. C

Sơ đồ thiết kế mạng điện trong nhà

Sơ đồ thiết kế mạng điện trong nhà

- Nhờ có sơ đồ mạng điện mà khi gặp phải sự cố điện chúng ta có thể dễ dàng khoanh vùng và định hình ngay được sự cố hỏng ở đâu, hỏng cái gì. Hoặc khi thi công khoan đục cái gì chúng ta có thể biết được là có khoan vào hệ thống mạng điện hay không tránh những lỗi hỏng hóc không đáng có. Trong bài viết hôm nay Điện Nước Đà Nẵng chia sẻ đến bạn đọc các nguyên tắc thiết kế sơ đồ mạng điện trong nhà khoa học nhất, sơ đồ thiết kế mạng điện nhà cấp 4, sơ đồ thiết kế mạng điện nhà 2 tầng, sơ đồ thiết kế mạng điện nhà 3 tầng, sơ đồ thiết kế mạng điện nhà 4 tầng.

sơ đồ thiết kế mạng điện trong nhà

6 nguyên tắc thiết kế mạng điện trong nhà

  • Thiết kế đường dây diện trong nhà cần tuân thủ sao cho dây cấp đến các đèn dùng dây Cu\PVC (1×1,0)mm2. Phần dây cấp đến bình nóng lạnh, điều hòa dùng dây Cu\PVC (1×2,5)mm2.
  • Cách thiết kế đường dây điện trong nhà cần làm dọc theo tuyến cáp ngầm đóng các cọc cho hệ tiếp đất an toàn và nổi lên. Các thiết bị và ổ cắm sẽ được nối với tủ điện tổng, điện trở tiếp đất cần nhỏ hơn 4cm trong trường hợp không nối thêm cọc. Đầu nối trong các hộp nổi không được nối ngầm vào trong tường.
  • Toàn bộ dây dẫn trong sơ đồ điện trong nhà 2 tầng được lắp đặt bằng cách luồn vào trong ống SP và đi ngầm kể cả trong tường và trần nhà. Đường dây điện sinh hoạt trong nhà không được đi chung với các loại dây khác như cáp tín hiệu.
  • Phần tủ điện trong nhà cần đặt cách với phần sàn 1.4m, phần công tắc đèn cần phải đặt cách sàn 1.2m. Phần ổ cắm trong sơ đồ điện trong nhà cần đặt cách sàn 0.4m.
  • Trong sơ đồ nguyên lý đường dây điện thì phần dây chờ cho cục lạnh điều hòa sẽ được đặt các 0.4m so với độ cao của mái trần. Về phần cục nóng điều hòa thì cần đặt cách tường dưới 0.2m.
  • Với bản vẽ thiết kế điện dân dụng thì phần đèn hắt tranh và đền hắt ốp tường cần được lắp đạt ở độ cao 2.3m so với sàn. Đèn gương thì cần lắp cách sàn 1.8m. Phần dây tủ nguồn cấp vào tủ tổng dùng dây Cu\XLPE\PVC (2x6)mm² đến (2×10)mm² tùy thiết bị trong gia đình. Dây cấp đến với các ổ cắm phòng khách và bếp ăn dây u\PVC (1×4)mm2 luồn trong ống PVC.
Sơ đồ thiết kế mạng điện trong nhà bao gồm các bản vẽ
  • Sơ đồ nguyên lý phân phối điện.
  • Mặt bằng cấp điện các tầng nhà.
  • Mặt bằng chiếu sáng các tầng nhà.
  • Mật bằng cấp điện các tầng nhà.
  • Mặt bằng hệ thống điện nhẹ.
  • Thống kê vật tư cần dùng.
Sơ đồ đấu nối hệ thống điện nhà



Khi thiết kế hệ thống điện trong nhà cần chú ý:

  • Các đường dây cấp điện theo trục đứng nên đặt dọc cầu thang hoặc trong hộp kỹ thuật, không nên đi qua các phòng.
  • Dây điện qua móng, tường, sàn… phải đặt trong ống cách điện và ống phải đặt dốc, dễ thoát nước, tránh ứ đọng nước.
  • Tránh đặt đường dây điện ở những chỗ tường có thể phải khoan lỗ, đóng đinh.
  • Tránh hoặc hạn chế các đường điện giao cắt nhau.
  • Dây điện phải cách điện tốt và phải đặt trong ống gen nhựa PVC nếu đặt âm tường.
  • Ổ cắm điện phải đặt cao hơn 1,20 m tính từ mặt nền, mặt sàn nếu đặt ở bếp. Nếu ổ cắm điện đặt trong hốc tường chỉ cần cao hơn mặt nền (sàn) 0,4 m. Ổ cắm điện phải đặt xa các bộ phận kim loại tiếp xúc với đất (ống dẫn nước, chậu rửa… ) ít nhất là 0,5 m.
  • Công tắc điện điều khiển đèn phải đặt cao hơn mặt nền sàn tối thiểu 1,20 m. Không đặt công tắc điện trong phòng tắm, chỗ giặt, buồng xí…
  • Phải đặt thiết bị bảo vệ và điều khiển chung của cả nhà hoặc từng tầng
  • Các bảng phân phối điện, thiết bị bảo vệ… cần đặt nơi tiện sử dụng.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sửa chữa điện nước tại đà nẵng

Top 3 sự cố về điện thường gặp trong gia đình